Bạn đọc thân mến!
Có những tuổi trẻ gắn liền với hoài bão, với cống hiến, với khát khao. Cũng có những tuổi trẻ leo lắt như ngọn nến chưa kịp sáng đã vội tắt.
“Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ,
Một con người, tên là Đặng Thùy Trâm…”
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, khi nghe tiếng gọi của Tổ Quốc, Thùy Trâm đã đăng ký vào Đức Phổ, Quảng Ngãi làm bác sĩ cứu thương. Giữa mưa bom bão đạn và những trận càn quét của địch, Thùy Trâm vẫn hàng ngày viết nhật ký để lưu lại những kí ức chiến tranh và cũng là những lời tự thoại với chính bản thân mình. Chị bộc bạch hết suy nghĩ, nhớ thương, mong chờ của mình qua những trang nhật ký.
Một phần tháng ngày của chị được dệt bằng vui buồn của quá khứ. Thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã nói với Fed rằng
Đừng đốt cuốn sổ này, vì bản thân trong đó đã có lửa rồi”.
Đặng Thùy Trâm đã nằm xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, sau khi tham gia chiến trường được 2 năm.
Những dòng chữ rực lửa cháy suốt từ đầu cho tới cuối, có lúc âm ỉ, có lúc bùng cháy dữ dội, rồi có lúc lại nguội như chưa từng cháy… tất cả như một thước phim đen trắng nhưng vô cùng sống động, đưa người đọc đến gần với ký ức qua từng trang nhật ký. Có những đoạn người đọc không khỏi rùng mình khi trực tiếp thấy được tội các của chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt thì nội tâm người lính càng biến động phong phú.
Những vui buồn, những yêu thương, những nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, những trách móc của sự yêu thương và cả những giận hờn vu vơ. Tất cả đều được ghi chép trong những trang nhật ký mà với chị, nhật ký đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc đời mình.
Chứng kiến từng người yêu thương mình dần rời đi. Lòng căm thù chất cao như ngọn núi. Ở nơi chiến trường ác liệt đó, cô vẫn nhìn thấy những con sâu, con mọt đang gặm nhấm danh dự của Đảng, và cô ước ao mình sớm được bước vào hàng ngũ của Đảng để được cống hiến, để đấu tranh.
Trong khói lửa của chiến tranh, áp lực và ray rứt khi không tìm ra nguyên nhân bệnh của bệnh nhân, nhưng trái tim người con gái ấy vẫn xanh lên màu xanh hy vọng, vẫn khát khao được yêu thương, được đem yêu thương đến với người mình yêu.
Chỉ một dòng chữ “Chị Trâm thương nhớ của em…” cũng đủ làm cô cảm động, một trái tim rộng mở, bao dung, cô như trái ngọt trên cành tỏa hương thơm ngào giữa rừng xanh bạt ngàn.
Trong cái khốc liệt của chiến tranh, cô thèm khát một buổi sum họp gia đình, cô ước ước mình có đôi cánh để bay về căn nhà xinh đẹp, cùng ba mẹ và các em ăn một bữa cơm với rau muống và nằm trong tấm chăn bông ấm áp để dủ một giấc. Những ước ao rất đỗi giản dị nhưng thật xa xỉ với người lính.
Cô tự an ủi mình bằng nụ cười trìu mến của những bệnh nhân dành cho mình…Một trái tim nhiệt huyết, tràn đầy nhựa sống và bản lĩnh, đầy quyết tâm chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến đấu quyết liệt cuối cùng.
“Dù còn dù mất cũng là ngày vui bất tận khi hòa bình chân chính trở lại trên đất nước của chúng ta”. Chúng ta có tiếc gì đâu để đổi lấy độclập tự do.
Cô gái mạnh mẽ và quả cảm ấy đã khẳng định rằng:
“Đời phải qua giông tố nhưng chớ có cúi đầu trước giông tố”
1. ĐẶNG THUỲ TRÂM Nhật ký Đặng Thùy Trâm/ Đặng Thùy Trâm, Đặng Kim Trâm chỉnh lý ; Vương Trí Nhàn giới thiệu.- H.: Hội nhà văn, 2005.- 322 tr.; 21 cm. Tóm tắt: Viết về những ngày tháng sống và chiến đấu của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trên chiến trường Quảng Trị, đặc biệt lí tưởng sống chiến đấu vì Tổ quốc và những người dân, đồng chí sống chiến đấu gắn bó với bác sĩ, liệt sĩ Thuỳ Trâm trong những ngày kháng chiến ác liệt tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Chỉ số phân loại: 959.7043 DTT.NK 2005 Số ĐKCB: STK.01363, STK.01348, STK.01349, STK.01350, STK.01351, STK.01352, |
Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của con người một cách dễ dàng mà không cách nào đề phòng được. Trong khói lửa của bom đạn, giữa những ngày gian khó ác liệt, cô gái ấy đã tìm thấy tìm thấy niềm vui, sự an ủi chính từ những bệnh nhân của mình, những người tưởng chừng như xa lạ. Tạm gạt đi những ước mơ của riêng mình, những khát khao của tuổi xuân thì.
Thùy Trâm đã ra đi, nhưng ngọn lửa trong tim cô thì còn sống mãi. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã có một cuộc hành trình kì diệu, vượt qua không gian và thời gian để đến với người đọc chúng ta ngày hôm nay.
Mời bạn đọc cùng sống lại quá khứ đau thương và anh dũng nhưng cũng rất lãng mạn của cô bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm nhé!
Tân phú, ngày 27 tháng 11 năm 2024
Thư viện!